Thông tin thêm Nguyễn_Công_Nhàn

Con kênh nối từ sông Tiền (tại Tân Châu) đến sông Hậu (tại Châu Đốc) do nhân dân hai tỉnh là Vĩnh Long, An Giang cùng góp sức đào, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhàn. Vì lẽ đó, lúc ban đầu con kênh được mang tên Vĩnh An Hà. Sau này kênh còn có các tên khác là: Long An Hà, Tân Châu Hà, Kênh Vĩnh An, Kênh Cũ. Nhiều tư liệu cho rằng kinh mang tên Vĩnh An Hà là vì có sự góp sức của nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên là không đúng, vì chữ "Hà" nghĩa là sông chứ không phải chỉ tỉnh Hà Tiên.

Và cũng vì dòng kênh đã đem lại lợi ích nhiều mặt: quốc phòng, kinh tế, thủy lợi, giao thông và phục vụ dân sinh; nên sau này để tỏ lòng biết ơn, người ta đã đặt tên hai con đường bên bờ kênh là Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhàn.

Tuy nhiên, lần hồi kênh cạn dần vì phù sa lắng đọng, nhất là chỗ giáp nước tại vàm kênh (Châu Giang, Châu Đốc). Đến khi người Pháp cho đào thêm Kênh Xáng sâu rộng hơn vào năm 1914 (hoàn thành năm 1918), thì kênh Vĩnh An mất hẳn vai trò quan trọng.

Trải thời gian, con kênh càng bị bồi lấp và ô nhiễm nặng, theo trang Thông tin thị xã Tân Châu thì ngày 10 tháng 8 năm 2009, chính quyền địa phương đã tổ chức lễ động thổ, khởi công công trình san lắp kênh Vĩnh An (đoạn thị trấn Tân Châu), hình thành cụm tuyến dân cư ven hai đường Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhàn [14].

  • Việc Nguyễn Công Nhàn bị vu cáo bỏ thành Mỹ Tho nên dư luận bàng quang về sau không hiểu rõ có nhiều chê trách. Tương truyền, nhà thơ Khuyết danh đã làm bài thơ sau:
Có quan hùng dũng Nguyễn Công NhànHùng dũng nhưng mà lại nhát ganGiặc tới Bến Tranh run lập cậpTàu vô Cửa Tiểu chạy bò càng.Mưu thần trước biết ngang sông chắnKế giữ sau toan đóng củi hàng.Thất thủ muốn liều cho giữ tiết,Ngặt vì con, vợ bận chưa an[15].

Ngày 21 tháng 4 năm 2016, hội thảo khoa học về Hùng Dõng tướng Nguyễn Công Nhàn diễn ra tại Đồng Tháp đã chính thức minh oan cho ông và các nhà sử học đã chứng minh bài thơ trên được sáng tác sau sự kiện thất thủ Mỹ Tho khoảng trên nữa thế kỷ. Hội thảo đã chứng minh Nguyễn Công Nhàn là người có công giữ gìn bờ cõi, là người chủ xướng việc đào kênh Long An Hà đem lại nhiều lợi ích thiết thực.[cần dẫn nguồn] Hiện ở thị xã Tân Châu, có con đường mang tên ông.